Nhắc đến Huế là nhắc đến các công trình kiến trúc có bề dày lịch sử văn hóa, những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Thế nhưng ít ai biết, ở ngay sát trung tâm kinh kỳ, có một nơi người dân vẫn sinh sống không cần điện, mọi sinh hoạt cứ tuân theo quy luật của tự nhiên, theo ánh nắng mặt trời và ánh sáng của mặt trăng và con nước lớn ròng mà tiếp diễn từ ngày này qua tháng nọ. Đó cũng là nơi đón một ngày mới tuyệt đẹp.
Đầm Chuồn nằm trong hệ thống đầm Phá Tam Giang - Cầu Hai (thuộc địa phận xã Phú An, huyện Phú Vang), cách trung tâm TP.Huế chừng 15 km về phía đông, thuộc huyện Phú Vang. Đây là nơi là nơi ngắm bình minh đẹp nhất trong hệ thống đầm Phá Tam Giang. Khi mặt trời ló dạng, cả không gian mênh mông rộng lớn được nhuộm đỏ một màu bất tận
bùi văn hải |
Bình minh nhuộm đỏ cả khu vực đầm rộng lớn, cảnh sắc yên bình mê hoặc lòng người Bùi văn hải |
Dù bình minh hay chiều tà đều mang những gam màu thú vị khác nhau. Đâu đó một vài cảnh ngư dân giăng lưới, tiếng thuyền máy chạy vào bờ, không khí bán buôn nhộn nhịp từ trên thuyền cho đến bến chợ rất đỗi thân quen bùi văn hải |
Khi mặt trời ló dạng, cả không gian mênh mông rộng lớn được nhuộm đỏ một màu bất tận. Đó cũng là lúc người dân bắt đầu một ngày mới bùi văn hải |
Chiếc xuồng của người dân như chở theo bình minh vào giữa khu đầm phá bùi văn hải |
Những chiếc vó màu nâu vàng hay những chắn sáo (hệ thống ngư cụ để ngư dân nuôi hải sản trên đầm) nét đặc trưng của đầm phá. Nhìn từ trên cao, chúng chẳng khác gì mê cung tầng tầng, lớp lớp bủa vây khắp một vùng nước non bao la rộng lớn bùi văn hải |
Những chiếc xuồng của người dân neo đậu đẹp như tranh vẽ bùi văn hải |
Trời sáng, từ trên những “nhà chồ”, gia đình các ngư phủ trở về với đất liền. Họ về cho những đứa trẻ đến trường và mang theo cả những mẻ hải sản tươi ngon vừa đánh bắt được trong đêm ra buổi chợ sớm. Không gian cũng vì thế mà từ tĩnh lặng, nhanh chóng trở nên rộn ràng nhịp sống của ngày mới với tiếng mái chèo khuya vào mặt nước hay những chiếc xuồng máy xé toạc mặt đầm tĩnh lặng bùi văn hải |
Những căn nhà nhỏ được dựng tạm bợ bằng tre, gỗ hoặc bê tông để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiếu của ngư dân khi sinh sống và làm ăn ở nơi này, được gọi là "nhà chồ" bùi văn hải |
Cuộc sống nhộn nhịp diễn ra trên mặt đầm bùi văn hải |
Hiếm có nơi nào cách thành phố không xa nhưng lại giữ được những nét sống đơn giản và hồn hậu như vậy. Người dân không cần điện, mọi sinh hoạt cứ tuân theo quy luật của tự nhiên, theo ánh nắng mặt trời và ánh sáng của mặt trăng và con nước lớn ròng mà tiếp diễn từ ngày này qua tháng nọ bùi văn hải |
Mọi người vẫn gắn bó, cần mẫn với công việc của mình từ thế hệ này tiếp nối thế hệ khác, 3,4h chiều hôm trước đã tất bật ra đầm mưu sinh và trở về đất liền khi ánh mặt trời vừa ló dạng Cuộc sống làng quê tuy vất vả nhưng lại yên bình khó có thể nào tìm kiếm được. bùi văn hải |
Do nằm rất gần với TP.Huế nên việc di chuyển đến Đầm Chuồn khá dễ dàng. Bạn có thể thuê xe máy, đi ô tô dọc quốc lộ 49 về phía làng cổ An Tuyền. Đi qua cầu Tư Hiền cùng những cánh đồng là có thể đặt chân đến nơi.
0 nhận xét:
Post a Comment