Thứ Bảy, ngày 01/08/2020 10:00 AM (GMT+7)
Những ngôi mộ cổ 2.000 tuổi nằm ngay trên điểm khởi nguồn của "Con đường tơ lụa", người trong mộ mặc quần áo may bằng những mảnh ngọc bích, giữa hằng hà sa số châu báu.
Nhóm khảo cổ quốc tế dẫn đầu bởi Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ học Tây An đã phát hiện đồng loạt 27 ngôi mộ cổ bí ẩn ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), nơi được cho là điểm đầu của Con đường tơ lụa nổi tiếng. 27 ngôi mộ là những kho báu thật sự, với vô số đồ tùy táng giá trị.
4 trong số 27 ngôi mộ có quy mô đặc biệt lớn, ngoài ra họ còn được chôn trong thứ trang phục màu xanh huyền ảo, may bằng 2.200 mảnh ngọc bích. Các nhà khảo cổ tin rằng đây là nơi an nghỉ của những người có địa vị cao thời bấy giờ.
Một phần của quần thể 27 ngôi mộ cổ thời nhà Hán vừa được tìm thấy - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Trong số đồ tùy táng, đáng chú ý nhất là các bức tượng gốm nhỏ mà các nhà khoa học kỳ vọng sẽ hé lộ thêm nhiều điều về chủ nhân các ngôi mộ.
Ước tính các ngôi mộ cổ có niên đại khoảng 2.000 năm, tức từ thời nhà Hán. Con đường tơ lụa khởi đầu từ Trung Quốc thời đó kéo dài 6.400 km, băng qua nhiều địa danh như sa mạc Takla Mkan, vượt dãy núi Pamirs, qua Afghanistan, Levant rồi vượt biển Địa Trung Hải… Đây là tuyến đường mà lụa được xuất khẩu đến phương Tây và len, vàng, bạc đi ngược từ Tây sang Đông.
Về thành phố Tây An, đó là một trong 4 thủ đô cổ đại vĩ đại nhất của Trung Quốc, nơi 7 vương triều lừng lẫy từng đóng đô.
Khu mộ mới phát hiện chỉ mới bắt đầu được khai quật, các cổ vật chưa được trung bày, tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, trang phục chôn cất ngọc bích trong các ngôi mộ cổ này giống với cổ vật đang được trưng bày tại Lăng Tây Sơn - ảnh: Khu di tích Lăng Tây Sơn
Hiện việc khai quật 27 ngôi mộ cổ chỉ mới khởi đầu. Các nhà khảo cổ hy vọng một cuộc khai quật toàn diện khu chôn cất sẽ mở rộng kiến thức về phong tục chôn cất phức tạp của thời kỳ đó.
Đây không phải là lần đầu tiên bộ quần áo bằng ngọc xa hoa xuất hiện trong mộ cổ Trung Quốc. Trước đó, một cổ vật tuyệt đẹp tương tự đã được khai quật từ Lăng Tây Sơn (Vĩnh Thành, Hà Nam, Trung Quốc).
Nguồn: https://nld.com.vn/khoa-hoc/kho-bau-than-chet-hang-loat-hai-cot-phu-day-ngoc-quy-trong-mo-co-202...Nguồn: https://nld.com.vn/khoa-hoc/kho-bau-than-chet-hang-loat-hai-cot-phu-day-ngoc-quy-trong-mo-co-20200724153124432.htm
DNA của loài vi khuẩn thuộc hàng nguy hiểm nhất mọi thời đại được tìm thấy trên răng cô gái trong mộ cổ, chỉ ra nguyên...
0 nhận xét:
Post a Comment