Giống như loài cây Ent trong Chúa tể những chiếc nhẫn của Tolkien, những cây cọ trong Khu dự trữ sinh quyển Sumaco Unesco Ecuador được biết đến là loại cây biết đi. Khi du khách tới các cánh rừng ở Trung, Nam Mỹ, họ đều được hướng dẫn viên trong vùng kể về chúng.
Theo đó, những cây cọ có khả năng di chuyển trong rừng già, từ bóng tối vươn ra chỗ có nhiều ánh sáng. Quá trình cây từ từ di chuyển mất vài năm. Cũng do những lời đồn từ nhiều năm nay, các cây cọ ở Ecuador thậm chí còn có tên mới là Walking Palms (cây cọ biết đi).
Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa có lời giải đáp về vai trò của những rễ cây kỳ lạ. Nhiều người cho rằng các rễ đó có thể chỉ giúp cây đứng vững hơn trong khu vực đầm lầy hoặc nền đất quá gập ghềnh. Ảnh: Amusing Planet. |
Giả thuyết về việc những cây cọ biết đi lần đầu tiên được đề cập bởi John Bodley vào năm 1980. Nó được củng cố thêm một lần nữa bởi nhà cổ sinh vật học Peter Vrsansky, thuộc Viện Khoa học Trái đất thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Bratisla, Slovakia. Peter khẳng định chính mắt ông đã chứng kiện hiện tượng này và cây cọ đã di chuyển 2-3 cm mỗi ngày, theo BBC.
Theo Peter, khi đất bị xói mòn, loài cây cọ này sẽ mọc lên những rễ mới, dài để tìm chỗ đất mới cứng hơn. Thậm chí, chỗ đất cứng mới có thể cách nơi cũ 20 m. Sau đó, những chiếc rễ cây sẽ cắm chặt vào lớp đất mới và cây sẽ từ từ uốn mình về phía rễ mới. Những chiếc rễ cũ sẽ chết và nhấc lên khỏi mặt đất.
Một số ý kiến cho rằng việc rễ cây mọc ra bên ngoài nhằm giúp cây đứng vững để vươn cao hơn nhằm đón được ánh nắng mặt trời. Ảnh: Amusing Planet. |
Tuy nhiên, vào năm 2005, nhà sinh vật học Gerardo Avalos đã chứng minh rằng câu chuyện này chỉ là một huyền thoại. Gerardo là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển bền vững ở Atenas, Costa Rica, cũng là một chuyên gia hàng đầu trên thế giới nghiên cứu về loại cọ đặc biệt này. Theo đó, cây không thể đi bộ được vì rễ của nó không di chuyển. Gerardo khẳng định một vài rễ cây có thể chết đi, nhưng thân cây thì vẫn đứng ở vị trí ban đầu.
"Cọ đi bộ chỉ là một huyền thoại mà hướng dẫn viên du lịch nói với du khách khi họ tới thăm rừng mưa nhiệt đới", Gerardo khẳng định trên Life's Little Mysteries.
Một nghiên cứu khác đăng trên Skeptical Inquirer số tháng 12/2009 cũng đồng quan điểm với nhà cổ sinh vật học. "Việc nghĩ rằng những cây cọ biết đi thật thú vị. Nhưng nó chỉ là một huyền thoại".
Khu Dự trữ sinh quyển Sumaco Unesco nằm cách thủ đô Quito, Ecuador 100 km. Tuy nhiên, để có thể tận mắt nhìn thấy những cây cọ biết đi nổi tiếng này, bạn sẽ mất cả ngày trời để di chuyển. Đầu tiên, du khách sẽ mất 3 tiếng đi ôtô tới bìa rừng. Sau đó, sẽ mất thêm từ 7 đến 15 tiếng đi thuyền, hay đi bộ hoặc cưỡi lừa để vào trong rừng. Địa hình nơi đây phần lớn là phải leo dốc, dọc theo các con đường lầy đầy bùn đất.
0 nhận xét:
Post a Comment